CÂY LÁ MÀU PHONG THỦY

CÂY LÁ MÀU PHONG THỦY

Trong phong thủy, cây cảnh không chỉ là đồ vật trang trí mà còn ảnh hưởng đến vượng khí của gia chủ. Trưng bày cây phong thủy có thể mang đến nhiều tài lộc, may mắn và sức khỏe.
  • Liên hệ

Theo phong thuỷ thì việc trang trí cây cảnh trong nhà sẽ giúp thu hút vượng khí, mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Thế nhưng nếu như bạn lựa chọn cây phong thuỷ không hợp mệnh thì chúng có thể gây ra những ảnh tiêu cực đến sức khoẻ, thậm chí là tài lộc. Bạn nên tham khảo một số nguyên tắc chọn lựa cây phong thuỷ dưới đây để chọn được loại cây phù hợp với bản thân.

  • Nên chọn cây phong thuỷ có màu sắc tươi xanh, thân hình đầy đặn, tán lá rậm rạp và xum xuê thể hiện sự đủ đầy, từ đó giúp mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ.
  • Cây phong thuỷ phù hợp với tuổi và cung mệnh của gia chủ, tránh tuyệt đối lựa chọn các cây cảnh xung khắc sẽ ảnh hưởng đến vận khí và tài lộc của gia chủ.
  • Chọn cây phong thuỷ có kích thước phù hợp với không gian nội thất, tránh việc trang trí quá nhiều cây, hoặc cây quá to so với diện tích căn nhà sẽ mang đến cảm giác bí bách, hoặc bị che mất ánh sáng và làm cản trở các luồng vượng khí lưu thông.
  • Khi trồng cây phong thuỷ không được để chúng bị kéo khô hoặc chết cây sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến phong thuỷ.

Quy trình chăm sóc cây cảnh văn phòng đúng cách

Khi bạn mua cây cảnh hay cây xanh ngoài cửa tiệm về để trang trí cho văn phòng, bạn nên lưu ý và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cung cấp đủ ánh sáng

Trước tiên, khi mua cây cảnh văn phòng, cây xanh về, bạn đặt cây vào trang trí từ 4-5 ngày, sau đó cho cây chuyển ra vị trí ngoài trời có ánh sáng mặt trời (nên chọn ánh sáng đậm, vị trí có ánh sáng chiếu nhẹ của mặt trời). Bạn nên chọn nơi ban công, sân thượng có mái che, gần cửa sổ…)

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ chăm sóc cây cảnh văn phòng

  • Bình xịt nước
  • Bình tưới nước
  • Kéo cắt tỉa
  • Khăn lau
  • Phân bón lá

Bước 3: Chăm sóc và bảo dưỡng cây cảnh văn phòng

Số lần chăm sóc 2 lần/tuần

Bước 4: Thực hiện thao tác chăm sóc và bảo dưỡng

  • Tưới cây: tùy thuộc vào từng loại cây mà bạn nên có chế độ tưới nước phù hợp (ví dụ như những cây xương rồng, sen đá thì chỉ nên tưới từ 1 – 2 tuần/lần. Ngược lại, các loại cây trầu bà, phát tài,… thì cần phải được tưới thường xuyên)
  • Cắt tỉa lá vàng, xấu, bị hư
  • Lau chân
  • Vệ sinh đĩa lót

Bước 5: Phân bón

  • Khi cây có dấu hiệu xuống cấp: ngọn dài ra, lá vàng, lá non có màu nhạt
  • Phân bón lá có hàm lượng cao
  • Phân NPK ngậm tưới sau mỗi đợt 25 – 30 ngày